Monthly Archives: January 2011

Tán gái thời bao cấp

Tui thuộc con nhà nghèo nên rất hiếm khi có vũ khí để tán gái.
Dưới đây là những gì tui biết, tui nhớ chứ chưa khi nào tui có để dùng (
là nói vũ khí mode từng thời, chứ thời sau thiên hạ có cả thì tui cũng
có). Vì vậy có thể tui nhớ không hết, biết không  hết. Hoặc có khi nhớ
nhưng không sao tìm được ảnh minh hoạ. Ví dụ
áo bay Liên Xô, áo Nato, quần áo Tô Châu chẳng hạn. Ngay cả dép tông
Lào tui không tìm ra hình, chỉ tìm được hình tương đối gần với dép tông
Lào thời đó thôi. Mong bà con ai có ảnh về vũ khí tán gái thì email cho
tui để giúp cho tui có đủ bộ sưu tập, vô cùng cảm ơn.

Thời trang  cũng là đồ khoe của, vũ khí tán gái thời bao cấp,
tính từ dưới chân lên đến đầu phải bắt đầu từ đôi dép. Dép đúc Trung
Quốc được coi là một loại dép sang. Thời mà người ta đi chân đất, guốc
mộc và dép cao su xỏ bốn quai thì ai đi dép đúc  đều được coi là dân quí
phái.
Thoạt kì thuỷ nó được cấp phát cho bộ đội vượt Trường Sơn hành
quân vô Nam. Đi dép này không sợ bị sút quai dọc đường, về sau trở thành
mode sang trọng của thanh niên tỉnh lẻ miền Bắc trong chiến tranh. Ở Hà Nội và các thành phố lớn thì dép nhựa Tiền Phong mới đúng là mode. Trong suốt thời trai trẻ của tui, chưa khi nào tui có được một đôi dép nhựa Tiền Phong. Muốn có để đi tán gái thì phải đi mượn, hi hi.Có dép nhựa Tiền phong trắng, phải biết cách “khệnh khạng” nữa. Thí dụ quần phải xắn cao đến nửa gối, không được xỏ quai hậu của dép mà luôn luôn phải đi dép “Dẫm quai” cho sành điệu , he he.

Sau chiến tranh thì dép Tông Lào mới thực sự là mode sang trọng, dép có đế càng dày càng sang.

Đồng hồ Poljot Liên Xô là một loại vũ khí đắc địa để tấn công
các cô gái xinh đẹp. Trước 1975 đồng hồ poljot Liên Xô tuồng như là khát
vọng cháy bỏng của các chàng trai. Có nó thì không cần phải nhiều lời,
chỉ cần đưa tay lên xem đồng hồ là tim nàng đã rung rinh.
Anh nào giàu có mua tặng nàng chiếc đồng hồ poljot nữ thì cuống tim nàng đứt ngay lập tức, nàng đổ cái rầm, xong om!

Sau 1975 bọn Tư bản khốn kiếp đem đồng hồ Seiko tấn công ra miền
Bắc XHCN tươi đẹp của chúng ta, lập tức đồng hồ poljot mất giá. Đồng hồ
Seiko chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra thứ, ngày, tháng…
thật quá sang trọng. Một yêu anh có sen kô/ hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng. ( Còn có câu nói về xe máy hiệu Peugeot: Một yêu anh có sen kô/ hai yêu anh có Pơ giô cá vàng)

Bút cũng là một vũ khí tán gái. Trong ảnh bút nắp trắng là bút
Hồng Hà, năp vàng là bút Kim Tinh. Các loại khác là bút Trường Sơn. Bút
Kim Tinh trước 1975 là là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có
mới có loại bút này. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo trên, chưa
cất lời mắt nàng đã long lanh… dễ sợ!

Mũ cối Trung Quốc đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt.
Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới
150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo
bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa
hậu.

Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó
không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều
biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-“Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi
Lơ”, xe Lơ là xe Peugeot ( Cũng có người bảo đó là xe máy Mobylette). Xe
Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: ” Làm trai cho đáng nên trai/
có Pha vơ rít, có đài dắt lưng”.

Trước 1980, sang trọng và quí phái số 1 là xe Babeta, nó còn quí
hiếm gấp nhiều lần xe mercedez bây giờ. Ngay cả bộ trưởng cũng khó lòng
mua được chiếc xe này. Đó là xe của bậc đại gia số 1 của Hà Nội và các
thành phố lớn.
Sau 1980 là thời đại của honda, đầu tiên là honda cup 50. Khi đó
lập tức truyền tụng câu: ” Một trăm lời nói không bằng ống khói hon đa”.
Sau đó là cup 70, một “vũ khí giết gái hàng loạt”. Đến nỗi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo phải kêu lên:“Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe cúp/ Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa.”

Xe cup 82 đời chót, kim vàng gọt
lệ là thứ vũ khí nguy hiểm cuối cùng của thời bao cấp, không có vũ khí
nào nguy hiểm như vũ khí này. Mặc dù nhà thơ Bùi Chí Vinh ra sức ca ngợi
tình yêu thời xe đạp, nhưng hầu như chẳng có tác dụng gì, hi hi.

“Anh chở tình anh trên xe
đạp/ Mặc ai kia ngó, mặc ai dòm/ Dễ gì mang một cô công chúa/ Đặt vào xe
rồi khẽ cúi hôn/ Anh chở em đi bằng xe đạp/ Mồ hôi ra đẫm hết vai gầy/
Thương ghê ngọn gió sau lưng ấy/ Thổi mát đời anh trong cánh tay./ Cảm
ơn em dám ngồi xe đạp/ Để cho anh quên mất mình nghèo/ Cảm ơn em đã
không đánh phấn/ Nhìn anh bằng con mắt trong veo.”
( Bùi Chí Vinh)

Bọ Lập (LCh sưu tầm)

 

Yêu đương thời bao cấp

Bây giờ trai gái yêu đương ôm vai hót cổ thoải mái, hôn hít
ngay giữa đường giữa chợ cũng không ai lấy đó làm điều. Ngay việc "quan
hệ" cũng không còn là vấn đề gì nếu là trai chưa vợ gái chưa
chồng. Ngày xưa thì khiếp lắm, cấm kị đủ đường. Là nói cái thời bao cấp
thôi, chứ trước đó nữa lại càng kinh khủng khiếp. Cái thời mà trai gái
yêu nhau chỉ được đánh mắt đưa mày, muốn  cầm tay cầm chân, ôm vai hót
cổ phải vào nơi kín đáo, nếu để cho người khác nhìn thấy thì bị coi là
yêu đương không đứng đắn.
Chàng đạp xe đạp chở nàng trên đường, nàng chỉ có việc hai tay nhét đùi ngồi yên như khúc gỗ.
nào bạo lắm cũng chỉ nắm hờ ngang thắt lưng, chẳng có cô nào ôm eo áp
ngực chàng như các cô gái thời nay. Những chiều mùa hạ, trai gái  hẹn
hò nhau ra bờ đê ngồi, chỗ này một cặp, chỗ kia một cặp rủ rỉ tâm tình.
Nàng nhổ cỏ chàng bẻ ngón tay, nói chuyện chán thì về, chẳng dám làm gì.

Hôn hít thời này bị liệt vào
hành vi rất xấu xa. Đừng nói ngày xưa, ngay bây giờ vẫn còn
quan niệm như thế. Năm ngoái Nguyễn Quang Thiều chả kêu ầm lên về dự
luật cấm hôn nơi công cộng, may có ông Thiều kêu, báo chí làm ầm ầm
người ta mới dẹp đi, nếu không thế nào luật cấm ấy cũng lọt vào top ten
những luật cấm hài hước.

Thời bao cấp những chuyện cụ
thể chẳng có luật lệ gì, đa phần làm theo chỉ thị khi thì bằng văn bản
khi thì chỉ thị mồm. Đôi khi một xếp nào đó ngồi nhậu chợt nhớ chuyện
gì đó nhắc khẽ một câu, thế là thành chỉ thị. Chuyện trai gái yêu đương
các xếp cũng nhắc nhở nhẹ nhàng thôi nhưng xuống cơ sở thành ra chuyện
rất nghiêm trọng. Chuyện hôn hít cũng vậy, không chỉ cấm nơi công cộng
mà cấm khắp nơi, sách báo phim ảnh tuyệt cấm kị. Nếp sống thời này cho
đó là hành vi thiếu đứng đắn, không lịch sự. Cầm tay nhau cũng đã quá
đáng lắm rồi, hi hi.

Mình nhớ xem phim, khi nào trai gái nhìn nhau đắm đuối, “mắt
trong mắt tay trong tay âu yếm”, thì cả rạp lặng ngắt, nín thở chờ.
Nhưng rồi đến khi môi này sắp dính môi kia là màn hình tối mò. Người
chiếu phim đã che ống kính. Anh nào ngứa mồm la làng, nói thả tay ra
cho người ta xem, lập tức có năm bảy người khác mắng cho là vô văn hoá.
Sau đó thế nào cũng có người báo về cơ quan, đoàn thế, thế nào anh ta
cũng bị "cạo" cho một mẻ. Suốt cả năm đó chuyện anh ta luôn được đem
ra làm ví dụ một khi các xếp nói về nếp sống mới, nói có đồng chí còn
dám yêu cầu chiếu phim thả tay ra để xem cảnh hôn hít, rất đáng xấu hổ.
Một câu đó thôi xếp có thể đem ra "ví dụ" cả trăm lần. Khốn khổ thế đó…

Trai gái muốn yêu nhau đàng
hoàng thì phải báo cáo tổ chức, gia đình muốn báo thì báo chả báo thì
thôi nhưng tổ chức thì phải báo cáo, nếu không thì bị coi là yêu đương
bất chính. Dù yêu đương đàng hoàng, cả tổ chức lẫn gia đình đều biết
vẫn hết sức ý tứ, vì biết đằng sau lưng mình luôn có người theo dõi.
Ngồi nói chuyện bình thường thì không sao, chẳng có ai sau lưng mình
hết. Máu lên ngồi dịch lại sát nhau cũng không sao, máu nữa mà quàng
vài nàng kéo nàng vào lòng là lập tức có tiếng đằng hắng phía sau cảnh
cáo. Nếu không biết hoặc bất chấp cái đằng hắng cảnh cáo kia, cứ ẩn
nàng nằm xuống vệ cỏ rồi hôn hít sờ soạng thì chỉ một phút sau đã thấy
ba bốn người đứng vây quanh, nói yêu cầu hai người về uỷ ban giải quyết.

Hồi đầu mình không hiểu ở đâu
ra lực lượng này. Chính quyền không hề tổ chức, đoàn thể cũng không.
Trừ một vài người có “ lối sống bê tha”, “ chậm tiến” họ cần phải theo
dõi để “giúp đỡ”, còn lại chẳng ai hơi sức đâu đi theo dõi hết lượt
trai gái yêu nhau. Về sau mới biết ở đâu cũng có những người rất nhiệt
tình làm việc này, họ tự thấy trách nhiệm cuả mình ở khắp mọi nơi, đặc
biệt việc giữ gìn nếp sống mới thì họ nhiệt tình lắm, hăng hái lắm.

Mình có ông thầy dạy thể dục
cấp 3 rất hăng say làm chuyện này. Nhà trường không hề giao nhiệm vụ
cho thầy, tự thầy tập hợp một số học sinh lập thành một đội gọi là Đội săn bắt hủ hoá.
Tối nào cũng vậy, thầy dắt cả đội đi đi bò bò vào rừng trâm bầu, cồn
hoang, bãi cát, bờ đê… săn lùng các “cặp đối tượng”. Từ năm 1965 đến
1975, trong vòng mười năm hàng trăm “ cặp đối tượng” bị Đội săn bắt hủ hoá của thầy hoặc tóm gọn hoặc đuổi chạy bán sống bán chết.

Có lần mình rủ thằng Thuỷ, con cậu ruột của mình, lừa Đội Săn bắt hủ hoá cái
chơi. Trong nhà mình có mấy đứa con gái ở trọ, mình lấy áo quần chúng
nó mặc vào, lấy giẻ độn ngực rồi đeo cooc sê vào, đội nói lên để che
cái đầu trọc. Tối đó trăng sáng, mình khoác tay thằng Thuỷ đi ra rặng
trâm bầu. Vừa vào rặng trâm bầu đã thấy vài cái bóng bám theo sau lưng.
Mình và thằng Thuỷ cứ đi sâu vào rặng trâm bầu, rồi chui vào bụi rậm.
Hai đứa ôm nhau vờ rên rỉ giọng Bắc, nói anh ơi xướng xướng, em ơi 
xướng xướng. Thầy và mấy đứa học trò nhảy đại đến bụi cây, lên đạn đánh
rốp, nói yêu cầu anh chị ra khỏi bụi ngay. Mình giả giọng con gái Bắc,
nói em xợ nắm, xin nhà chường tha cho em. Thầy hét lên, nói các đồng
chí, bắt sống khẩn trương bọn dâm ô truỵ lạc. Mấy đứa học trò lôi cổ
mình và thằng Thuỷ ra. Có thằng còn tranh thủ bóp hai nùi giẻ trên ngực
mình mấy bóp. Biết bị mắc lừa thầy tức lắm, nói học sinh mất dạy, dám
lừa cả thầy. Nói rồi thầy phủi đít quần đi một mạch về nhà. Từ đó cho
đến khi mình rời trường cấp 3 thầy không bao giờ nhìn sửa mặt mình, hi
hi.

 Bây giờ thầy già rồi, mỗi lần
gặp thầy mình đều nhắc lại chuyện đó trêu thầy. Thầy nhăn răng cười,
nói thừa nhận tui ngu, có ai yêu đương chỉ bằng nước bọt không đâu, sao
lại bắt người ta mấy chuyện đó chớ. Mình nói giả sử cấp trên bảo thầy
đi bắt thì cũng không sao, đằng này thầy tự nguyện  tự giác đi làm mấy
chuyện đó mới tức cười. Thầy cười cái hậc, nói rứa mới ngu, tui nghèo
khó từ hồi đó đến giờ cũng vì mấy cái ngu đó thôi, suốt đời ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng, ngu chi ngu tàn bạo.

Bọ Lập (LCh sưu tầm)

Đồng Hồ đếm ngày về

Chỗ ảnh slide cũ để ở chỗ cũ thì photobucket.com bắt phải mua account
loại pro mới cho kết nối đến blog nên trình slide ảnh cũ hiện không có
tác dụng.

Hiện 360plus có vẻ đã khắc phục xong lỗi, nhưng điều đáng buồn là nó không cho link đến các host lưu trữ flash khác nữa. Lúc này, nó chỉ chấp nhận mỗi photobucket, một là nhờ ông nào có Acc-pro, hoặc mua, hai là tớ đang tìm host khác được blog chấp nhận.

Tớ để đồng hồ ở đây Mùi ạ.

http://www.swfupload.com/view/146198.htm

LCh.

Nhân dịp: Ngày 31/12/2010

 Họp mặt chia sẻ: Đoán xem các bạn nhé.

Tổng kết một năm vui vẻ lại sum vầy

Chúc các bạn bình an năm mới

Vạn sự như ý của một năm

Một năm vui, hạnh phúc, chỉ có vui

Thu hoạch thật tốt những gì mình đã định

Một năm mừng các bạn tôi thành đạt

ĐMLC đón thêm thiên thần nhỏ

Tăng sỹ số cho đội hậu duệ của mai sau

Vậy chúng ta lại chia sẻ cùng nhau nhé

Ly rượu đầu đi trong câu nói

Rượu nồng khi uống ta sẽ say

Say rồi, say nữa và say mãi

Tình bạn đồng môn ta càng say

Các bạn của tôi ơi:

Cương lông ngày này thường trực  tại Lạng sơn

Thành tích ghi bảng có công của bạn đó

Lân chút sợ gặp chằn tinh tự bỏ trốn

Còn lại bằng hữu chúng tôi

Chén này chén nữa vơi vơi lại đầy

Ai ơi!  khéo chon món này:

Có Bím, có cò thêm hân hoan

Butin mới hết ba chai

Một chai để dành cò chỉ đến ai

Cò đồng hoành tráng hiên ngang

Cò mà đã chỉ đến ai uống liền

Cò đồng chẳng biết nể ai

Uống rồi thích lắc miên man cùng cười

Say gì say thế và say mãi

Ngồi bàn kiểm soát vẫn hô to

Lắc mạnh, lắc nữa, mạnh nữa nào?

Một hai ba nào đồng thanh: “Cạn chén”

Cò đồng thích mổ cỏ non, cò chọn ruộng cạn say xưa đi nhiều

Thích ngắm trời cao, mây sáng, thích tự do

Chân đi cò khẳng, cò khiu đúng cò

Ngẫm sao lại có loại cò:

Lúc nào cũng thích ở trong gông cùm

Cò này thay đổi thất thường

Hoành tráng nhanh chóng lại nhanh suy tàn

Chỉ thích bóng tối sẵn sàng

Cò này có tính tham lam

Đi đâu cũng phải vác hai bao mìn

Thích cỏ xum xuê, thích ao sâu

Càng tối càng thích vào sâu hỡi cò….

Một hai ba nào đồng thanh: “Vào rồi” Hí Hí (DCT)

          Đoán xem cò gì: