Monthly Archives: November 2011

Ai về thăm ĐB nhỉ

Đã nghe nói đến địa danh này từ lâu qua lịch sử và các phương tiện truyền thông, nhưng có đi và tự trải nghiệm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của vùng trung du một thời vang danh này.

Đường lên Điện Biên, Du lịch Việt Nam, Du lịch, dien bien, du lich dien bien, tay bac, du lich tay bac, du lich tron nuoc, du lich viet nam, du lich

Phong cảnh Điện Biên

Từ TP.HCM có rất nhiều cách để đi đến Điện Biên. Có thể bay từ Nội Bài đến thẳng sân bay Điện Biên. Đây được xem là cách thuận lợi và nhàn nhã nhất, nhưng dân du lịch ít khi chọn cách này.

Với tôi, thú vị nhất vẫn là tự chinh phục những cung đường lãng đãng mây của miền Tây Bắc, vì vậy tôi chọn cách từ Hà Nội đi xe lửa đến Lào Cai, rồi từ Lào Cai bắt xe đi Sa Pa – Lai Châu – Điện Biên.

Ngoài ra còn một cách khác nữa, đó là từ Hà Nội theo quốc lộ số 6 đi Hòa Bình – Lai Châu – Điện Biên. Tháng 7 vùng cao Tây Bắc đã vào vụ mùa nên dù chọn cách nào đến Điện Biên cũng có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh ruộng bậc thang màu mỡ như níu cái nhìn của lữ khách.

Tuy không thể so sánh với ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) về quy mô, nhưng những thửa ruộng vàng óng khi vào mùa ở đây cũng là đặc sản mang đậm dấu ấn văn hóa rẻo cao.

Nếu hỏi Điện Biên có gì đẹp thì chắc chắn nhiều người sẽ trả lời đó chính là cung đường. Cung đường lên Điện Biên dường như là hành trình đi qua những vùng đất đẹp lừng danh của Tây Bắc. Một cổng trời Sa Pa mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo; một Lai Châu chìm đắm giữa núi non hùng vỹ; một bản làng Tả Phìn yên ả bên sườn núi.

Cung đường còn đưa tôi đi qua dòng sông Nậm Na uốn khúc thơ mộng. Ven bờ sông, lô xô những nếp nhà sàn mái đá đen, vàng, xám của người Thái nằm khuất sau những hàng cây xanh tốt.

Tất cả tạo nên hình ảnh làng quê thanh bình, êm ả. Nhưng thật đáng tiếc, sau những đợt khai thác vàng sa khoáng, lòng sông bị thay đổi nghiêm trọng, nước sông dường như dữ dội và ồn ào hơn sau mỗi cơn lũ về.

Nói đến Tây Bắc, chẳng ai không biết tới một “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Theo thông tin đã tham khảo trước khi đến Điện Biên, tôi bắt đầu hành trình đi tham quan hầm Đờ Cát, cầu Mường Thanh, di tích đồi A1.

Và cũng không quên viếng thăm nghĩa trang anh hùng liệt sĩ Điện Biên Phủ, thắp một nén hương tưởng niệm những người đã ngã xuống, rồi thong dong tới Bảo tàng Điện Biên Phủ, nơi trưng bày những hiện vật rất phong phú trong cuộc kháng chiến, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên.

Vẫn còn đó những dấu ấn lịch sử cách đây hơn nửa thế kỷ mà cứ ngỡ mới ngày hôm qua. Chính những giá trị văn hóa dân tộc đã hình thành tiềm năng du lịch cho vùng đất Điện Biên.

Nếu hỏi Điện Biên có gì lạ thì câu trả lời sẽ là vẻ đẹp văn hóa của dân tộc thiểu số. Những ruộng bậc thang xanh ngắt trải dài tít tắp, nối liền với màu xanh của cây, của lá chạy lên tận chân trời. Những nếp nhà của bà con dân tộc thấp thoáng, ẩn hiện giữa đất trời Tây Bắc.

Đường lên Điện Biên, Du lịch Việt Nam, Du lịch, dien bien, du lich dien bien, tay bac, du lich tay bac, du lich tron nuoc, du lich viet nam, du lich

Hầm và nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Màu sắc rực rỡ của những trang phục truyền thống nổi bật trên phông nền vốn đã xanh tươi của thiên nhiên, đất trời. Bên cạnh văn hóa trang phục, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực và dân ca…, đồng bào các dân tộc ở Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung cũng rất ưa thích múa.

Những điệu múa dân gian nơi đây vừa mang đậm bản sắc văn hóa các tộc người, vừa thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy. Trong mỗi điệu múa còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân miền núi.

Điện Biên còn “thôi miên” tôi bởi nền ẩm thực có một không hai, mang đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Dân tộc Thái sống nhiều ở Điện Biên nên không khó tìm thấy những món ăn truyền thống của người Thái trong các ngày họp chợ phiên.

Tiêu biểu nhất là những món nướng, còn được gọi là “lam nhọ” (“lam” là nướng, “nhọ” là nhừ). Từ thịt gia súc, gia cầm đến thủy sản…, tất cả đều có thể nướng.

Thịt thái ra, ướp gia vị, rồi dùng xiên hoặc kẹp tre đặt lên than hồng nướng. Hoặc thịt đem băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, rồi gói bằng lá chuối, lá dong, kẹp lại nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng. Cách nào cũng cho ra những món nướng tuyệt vời, thịt vừa chín vừa giữ được vị thơm, ăn không ngán.

Còn vô số những nét văn hóa độc đáo khác ở vùng đất rẻo cao này mà muốn khám phá đến tận cùng phải mất không ít thời gian. Kết thúc chuyến hành trình, tôi chợt muốn quay trở lại nơi đây một lần nữa vào mùa Xuân, mùa của tình yêu và những lễ hội.

 Lân Ch thèm muốn chết;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;

 

Nhớ về Tây Bắc

Tây Bắc.

Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Địa hình của vùng này vô cùng hiểm trở với nhiều khối núi và dãy núi cao sừng sững sinh ra những con đèo dài, khúc khuỷu đầy thách thức.

Xin giới thiệu những con đèo được liệt vào danh sách ‘tứ đại đèo’ của vùng Tây Bắc:

Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin, có độ dài 32km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).

Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

Khám phá "tứ đại đèo" Tây Bắc, Du lịch, du lich, du khach, diem du lich, Tay Bac, deo Pha Din, tin tuc

Người Lai Châu (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.

Đèo có điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển và địa thế rất hiểm trở với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua.

Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi, thấp thoáng những làng bản đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của ta đi qua đèo này, đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của ta, suốt 48 ngày đêm ròng rã tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi (di tích lịch sử quốc gia ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Trên đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.

ST- ĐMLC